Những người làm kinh doanh hay tính chất công việc liên quan đến ngoại giao, quan hệ, muốn được lòng sếp và được thăng tiến thì phải có kinh nghiệm đi tiếp khách với sếp. Đây được xem là kỹ năng mềm vô cùng cần thiết, không chỉ đòi hỏi bạn phải nhậu giỏi mà còn phải biết chỗ ăn, chơi hết mình.
Kinh nghiệm đi tiếp khách với sếp – Kỹ năng không thể thiếu đối với dân công sở
“Làm doanh nghiệp không có quan hệ thì… vứt. Và tất nhiên chất xúc tác đầu tiên của nó là bia, là rượu”. Những bạn làm nghề kinh doanh thì sẽ hiểu rõ điều này hơn bất cứ ai.
Muốn có nhiều mối quan hệ và thành công trong công việc cùng những hợp đồng béo bở từ đối tác thì phải thường xuyên đi tiếp khách cùng với sếp. Mà sếp là người cùng đi với mình thường là mối làm ăn lớn, những hợp đồng giá trị cùng mối quan hệ không phải lúc nào móc nối cũng có được. Hoặc khi sếp lớn của sếp mình từ một nơi xa xôi ra thăm anh em thì không có chuyện uống cà phê hay nước chè mà phải ra bàn ăn, ở đây là các quán nhậu, các nhà hàng sang trọng, đình đám, của ngon vật lạ, cơm bưng nước rót.
Trên các bàn tiệc, giữa những đối tác hay những vị sếp thì nhân viên lại càng phải thể hiện kỹ năng mềm như cách giao tiếp, ứng xử, uống rượu (nhậu cũng cần phải đúng cách).
8 Tip giúp bạn ghi điểm với sếp và đối tác khi đi tiếp khách
Ở Việt Nam thì những bữa tiệc hay vài cuộc nhậu sẽ giúp chúng ta gần nhau hơn. Tuy nhiên, tất cả đều có 2 mặt và chén rượu cũng vậy, nếu tốt nó sẽ giúp ta suôn sẻ trong mọi vấn đề, ngược lại đôi khi chén rượu sẽ khiến ta thất bại nặng nề. Không quá lời khi nói rằng cách cư xử của bạn trong một bữa nhậu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp sau này của bạn.
Vậy làm thế nào để có thể phát huy được tác dụng của nó, đây hoàn toàn là những kỹ năng mềm cần phải bồi dưỡng để nâng cao kinh nghiệm đi tiếp khách với sếp. Dưới đây là những tip sẽ giúp bạn ứng xử khéo léo trên bàn tiệc với khách hàng, đối tác, sếp.
Lưu về vị trí ngồi
Khi bạn đến dự một bữa tiệc nhậu với sếp hoặc khách hàng của mình, hãy lưu ý về vị trí ngồi. Nói cách khác, bạn phải cẩn thận nơi bạn ngồi, nên tránh những vị trí trung tâm của bữa tiệc, chỉ nên ngồi xung quanh nó.
Chờ sếp khơi mào trước rồi mới đến mình đi mời rượu
Bước đầu tiên khi nhập vào bàn tiệc là phải chuẩn bị muỗng, đũa, chén, ly,… trước.
Rót rượu ½ ly, chờ các sếp khơi mào. Không mời lãnh đạo bên khách trước khi sếp mời và phải chờ người cấp cao hơn mình mời hết rồi đến lượt mình. Trong thời gian đó có thể nói chuyện với cấp dưới bên kia.
Chủ động rót rượu, mời các vị cấp cao trước khi họ mời mình, đây được xem là một sự tôn trọng đến những người có chức vụ cao trong công ty và đối tác.
Cách rót rượu bia sao cho chuẩn trên bàn tiệc
Giữ ly bằng cả hai tay khi rót rượu, đây là luật tuyệt đối phải làm khi rót rượu, bia cho cấp trên, bạn hãy cầm bằng cả hai tay để thể hiện sự kính trọng, lịch sự. Sẽ rất bất lịch sự nếu cầm một tay và rót.
Nếu rót bia nên để tỉ lệ 7 bia 3 bọt như thế chất lượng bia mới tốt.
Hãy uống nhiều nhất có thể
Khi nâng ly chúc mừng hãy uống nhiều nhất có thể để thể hiện sự nhiệt tình của mình nhé.
Chủ động gọi nhắc thức ăn lên bàn
Khi bạn gọi đồ hãy nhớ những gì mình đã gọi, khi đồ lên hãy nhẩm lại mọi thứ xem nhân viên đã mang đủ mọi thứ lên chưa, nếu chưa đủ hãy nhắc nhở nhân viên với thái độ thân thiện.
Chủ động gắp thức ăn cho sếp và đối tác
Trong các bữa tiệc nhậu, các món ăn trong đĩa thường được dọn ra, nhưng trong nhiều trường hợp, cách bày đĩa thức ăn của bạn nhân viên sẽ không hợp lý. Lúc này, bạn nên chủ động gắp, chia thức ăn cho những người quan trọng trên bàn tiệc.
Lưu ý, khi chia đồ ăn, không dùng đũa của chính mình mà hãy dùng một đôi đũa riêng. Đó chính là một trong những nghệ thuật giao tiếp trên bàn tiệc văn minh lịch sự bạn cần note lại.
Hãy để ý đến đồ uống của sếp
Bạn nên để mắt đến đồ uống của sếp và đối tác trên bàn tiệc. Về cơ bản, bạn cần rót đồ uống trên bàn cho sếp hoặc nghe gọi đồ uống mới ngay trước khi hết đồ uống.
Một điều nữa mà bạn phải cẩn thận ở đây là tôn trọng ý muốn của những khách trên bàn nhậu. Trước khi rót rượu mới vào cốc, hãy hỏi lại cấp trên có chắc chắn muốn uống loại rượu đó không. Nếu cấp trên nói muốn uống một loại rượu mới, hãy gọi một loại rượu mới.
Đặt sếp làm trung tâm
Khi đi tiếp khách, nếu thấy sếp không ổn phải đứng ra ngay thay sếp uống, mời chào đối tác, khách hàng. Thấy sếp có hiện tượng muốn về là chuẩn bị xin phép về ngay, khi sếp ra khỏi cửa bạn phải có mặt đằng sau để ra xe cùng sếp. Nhiều bạn hăng uống quên cả sếp, để sếp ra xe chờ là điều tối kỵ.
Một số biện pháp giúp bạn đỡ say hơn:
- Trước khi uống rượu hãy ăn một số thực phẩm giàu chất béo, bánh mì nướng, uống sữa, hoa quả giàu vitamin,…
- Trong khi nhậu hãy uống chậm, uống thêm nhiều nước, chọn đồ uống chứa cồn nhẹ, nói chuyện nhiều với đối tác,…
Bài viết trên đây là một số kinh nghiệm đi tiếp khách với sếp, hy vọng với những thông tin này giúp được phần nào đó, nhất là với các bạn làm kinh doanh thường xuyên phải đi tiếp khách với sếp.
Nguồn bài viết: Kinh nghiệm đi tiếp khách với sếp – “Kỹ năng mềm” cần có nếu muốn thành công trong công việc
source https://giatricuocsong.org/kinh-nghiem-di-tiep-khach-voi-sep/
Nhận xét
Đăng nhận xét