Doanh thu là mục tiêu cuối cùng mà bất cứ doanh nghiệp nào hướng đến. Tuy nhiên, để đạt điều đó thì khách hàng luôn là trung tâm của mọi hành động và suy nghĩ. Nhiều nhà kinh doanh vẫn đau đấu lòng quyết tâm chinh phục khách hàng của mình bằng những ưu đãi cực khủng nhưng lại bỏ qua bài ca về đạo đức, được hiểu nôm na đó là sự tử tế trong kinh doanh. Đúng vậy! Tử tế trong kinh doanh giống như một chiến lược hoàn hảo đưa bạn đến gần hơn với khách hàng của mình. Liệu trong kinh doanh việc bán hàng bằng sự tử tế có ý nghĩa?
Bán hàng bằng sự tử tế được hiểu như thế nào?
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ngoài phương thức bán hàng truyền thống ở chợ, thì các trang thương mại điện tử mọc lên như nấm. Chính vì điều đó, văn hóa ứng xử hay cách thức kinh doanh cũng là một bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp, nhất là tạo mối quan hệ với khách hàng mà thiết thực ở đây là người trực tiếp bán hàng. Bán hàng bằng sự tử tế là phương châm cốt lõi, xuyên suốt ở các doanh nghiệp. Vậy tiêu chí bán hàng bằng sự tử tế là gì?
Bán hàng bằng sự tử tế là luôn đặt lợi ích, nguyện vọng và quyền lợi của khách hàng lên vị trí hàng đầu. Tử tế trong việc bán hàng không chỉ đến từ giá cả, độ an toàn, chất lượng sản phẩm mà còn đến từ thái độ phục vụ, sự giúp đỡ tận tâm dành cho khách hàng của mình trong mọi hoàn cảnh.
Bất kể bán hàng rong hay những quán ăn sang trọng thì tử tế luôn là kim chỉ nam cho cuộc hành trình tìm kiếm và giữ chân khách hàng của mình. Đơn giản một gánh xôi được bày bán lề đường nhưng nếu bạn có thái độ tử tế với khách hàng, giá cả ổn định, luôn thấu cảm tâm lý của khách hàng thì chắc chắn sẽ thu hút đông đảo người đến mua ủng hộ.
Giá trị của việc bán hàng bằng sự tử tế
Bán hàng bằng sự tử tế thật sự không khó nhưng không phải ai cũng làm được, vì tử tế xuất phát từ trái tim, lòng tốt, đặc biệt là không quá tham lam vì lợi nhuận mà bán rẻ lương tâm của chính mình.
Bán hàng bằng sự tử giúp doanh nghiệp tạo uy tín
Giá trị của sự tử tế rất quan trọng, bất kể một doanh nghiệp nào khi bán hàng cũng đều mong muốn thu về cho mình một lợi nhuận cao nhất. Cuộc chiến khốc liệt trên thương trường vẫn còn đầy rẫy, vì thế các chủ cửa hàng luôn bất chấp lợi ích, đạo đức của mình để tung ra những sản phẩm có chất lượng kém, không an toàn đến sức khỏe cho người tiêu dùng.
Kinh doanh bằng sự tử tế không đơn giản là trao đổi mua bán hàng hóa giữa người với người mà nó còn liên quan đến chuỗi cung ứng thị trường, vận mệnh kinh tế của cả một quốc gia. Đặc biệt là uy tín lòng tin của khách hàng trong nước và bạn bè quốc tế từ đó giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giúp gia tăng lợi nhuận
Trong kinh doanh muốn tồn tại lâu dài, có chỗ đứng và ngày càng phát triển trên thương trường thì sự tử tế, thật thà là điều sống còn. Tử tế về chất lượng sản phẩm, về thương hiệu, giá cả,… điều đó góp phần đưa doanh nghiệp đi lên, tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ.
Một ví dụ cụ thể: Khi nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng cao thì thị trường mỹ phẩm Việt Nam cũng có xu hướng bão hòa. Các mặt hàng trong nước và quốc tế tràn ngập với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Kem trộn vì thế cũng len lỏi trong chuỗi cung ứng thị trường với các thành phần không rõ nguồn gốc xuất xứ mà giá cả lại cao ngất ngưởng khiến khách hàng hoang mang. Do đó các doanh nghiệp bán hàng bằng sự tử tế, cung cấp các sản phẩm chính hãng, chất lượng sẽ được khách hàng ủng hộ. Từ đó, thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp.
Định vị thương hiệu
Nhà nước đã ưu đãi và tạo điều kiện cực mạnh phát triển cho doanh nghiệp. Đó là cơ sở thúc đẩy nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh. Giữa hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp, để khách hàng nhận diện và biết đến thương hiệu của mình nhiều hơn, việc bán hàng bằng sự tử tế rất quan trọng. Doanh nghiệp biết chịu trách nhiệm với chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ tạo được vị trí nhất định trên thị trường.
Sự tử tế trong kinh doanh với mỗi doanh nghiệp
Kinh doanh là con đường nhanh nhất để làm giàu cho bản thân và đất nước nhưng kinh doanh như thế nào là tử tế? Sự tử tế trong kinh doanh dựa vào những yếu tố nào?
Tử tế trong kinh doanh là luôn tôn trọng quyền và lợi ích khách hàng. Dù kinh doanh lớn hay nhỏ cũng nên xem khách hàng là thượng đế, phục vụ, hiểu và thấu cảm cho họ.
Không chỉ tử tế với khách hàng mà hãy luôn tử tế với nhân viên, đối tác và chính đối thủ của chúng ta. Không bóc lột sức lao động của nhân viên, đồng thời cạnh tranh lành mạnh với đối thủ. Đó cũng chính là sự tử tế của một nhà kinh doanh.
“Sự tử tế, dù nhỏ như thế nào cũng không bao giờ là lãng phí”. Kinh doanh không phải là nhỏ nhưng nó sẽ dần “nhỏ” thậm chí là mất đi nếu bạn quên đi sự tử tế. Vì thế hãy luôn bán hàng bằng sự tử tế để doanh nghiệp luôn là cầu nối với khách hàng của mình. Từ đó mới tạo được sự tin cậy của khách hàng dành và mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc.
Nguồn bài viết: Giá trị to lớn từ việc bán hàng bằng sự tử tế!
source https://giatricuocsong.org/ban-hang-bang-su-tu-te/
Nhận xét
Đăng nhận xét