Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay

Vua Quang Trung từng nói: “Muốn xây dựng đất nước phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước phải trọng dụng người tài”. Đúng vậy! Giáo dục là vũ khí đưa đất nước phát triển, phồn vinh và khẳng định vị thế, vai trò của mình trên trường quốc tế. Vì thế, trong những năm qua nước ta luôn chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển và hòa nhập thế giới. Vậy công tác xã hội hóa giáo dục được diễn ra như thế nào? Nó có những ưu điểm và hạn chế là gì? 

Công tác xã hội hóa giáo dục là gì?

Trước hết chúng ta nên hiểu thế nào là xã hội hóa giáo dục? Xã hội hóa giáo dục là tuyên truyền, vận động toàn xã hội làm giáo dục. Huy động mọi tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng một nền giáo dục quốc dân dưới sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước, hướng đến một xã hội học tập, gắn kết hoạt động giáo dục và xã hội để làm cho giáo dục luôn phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội. Từ đó góp phần duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục và công tác xã hội.

Công tác xã hội hóa giáo dục là gì?
Xã hội hóa giáo dục là toàn xã hội làm giáo dục không phân biệt lứa tuổi tầng lớp 

Xã hội hóa giáo dục là sự đa dạng hóa các loại hình giáo dục để phù hợp với sự tiến bộ của xã hội; là quá trình trao đổi những kinh nghiệm được đúc kết, đổi mới nội dung chương trình học tập, đưa ra những phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục một cách phù hợp với từng đối tượng và điều kiện nước ta. 

Bản chất của xã hội hóa giáo dục là tổ chức thực hiện xây dựng một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Xã hội hóa giáo dục là “giáo dục cho tất cả mọi người; tất cả mọi người cho sự nghiệp giáo dục”, đưa giáo dục gắn với xã hội, với cộng đồng, giáo dục phục vụ mục tiêu xã hội, phục vụ cộng đồng. Giáo dục là bộ phận không thể tách rời của xã hội. Giáo dục gắn với khoa học công nghệ là động lực phát triển kinh tế – xã hội. 

Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục 

Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục 
Công tác xã hội hóa giáo dục tốt thì mọi lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tốt lên

 Xã hội hóa giáo dục có vai trò quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cụ thể như sau:

  • Xã hội hóa công tác giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc gắn kết giáo dục với sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
  • Công tác xã hội hóa giáo dục huy động được các nguồn lực tiềm năng của xã hội, khắc phục những khó khăn trong quá trình phát triển giáo dục.
  • Xã hội hóa công tác giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về công tác giáo dục.
  • Xã hội hóa công tác giáo dục tạo sự công bằng, trách nhiệm về dân chủ của xã hội đối với toàn dân trong giáo dục.

Thực trạng về Xã hội hóa giáo dục ở nước ta

Thực trạng về công tác xã hội hóa giáo dục nước ta đã đạt được những tiến bộ nhất định, đưa giáo dục đi sâu hơi vào đời sống của con người. Tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Dưới đây là những ưu điểm và khuyết điểm của công tác này ở nước ta hiện nay. 

Ưu điểm

Không thể phủ nhận xã hội hóa giáo dục ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành công. Đây là nền tảng vững chắc để chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển trong những giai đoạn tiếp theo: 

  • Qua việc thực hiện xã hội hóa giáo dục chúng ta đã đạt được những thành tựu về đa dạng hóa các loại hình đào tạo, quy mô đào tạo, đa dạng hóa hệ thống trường lớp từ nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông, đại học, trên đại học trong phạm vi cả nước. Thường xuyên tiến hành đổi mới nội dung khung chương trình đào tạo, phương pháp và điều kiện đào tạo phù hợp hơn với xu thế hội nhập quốc tế.
  • Việt Nam có đông đảo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, chính điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
  • Nội dung chương trình giáo dục từng bước hoàn thiện, phù hợp với chương trình đào tạo thế giới, kết hợp tốt mối quan hệ sản xuất, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu khoa học. 
  • Trong những năm qua nước ta đã từng bước đa dạng hóa loại trường đào tạo kết hợp giữa truyền thống, hiện đại tạo ra một hệ thống Giáo dục và Đào tạo mở rộng, thuận tiện cả về mặt không gian thời gian, bước đầu hình thành nên một cơ chế mềm dẻo liên thông, chuyên cấp, chuyên ngành, tích lũy tín chỉ. Đa dạng hóa về tính chất, chương trình chất lượng và phương thức quản lý cả về nguồn kinh phí đào tạo theo xu hướng đẩy nhanh hội nhập quốc tế.

Hạn chế 

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, xã hội hóa giáo dục vẫn mắc phải những sai lầm cần phải khắc phục:

  • Tổng thể cơ cấu trong giáo dục chưa thật sự đồng bộ từ cấp mẫu giáo đến đại học và sau đại học: Giáo dục và đào tạo chưa đạt được những kết quả như mong muốn, chưa phù hợp với yêu cầu hội nhập, có sự chênh lệch giữa các cấp, các vùng thậm chí giữa các trường với nhau. 
  • Hình thức giáo dục đang có nguy cơ tạo ra những con người thụ động, học vặt, chạy theo những ngành dễ xin việc, lương cao,.. dẫn đến sự mất cân bằng về các ngành học; Cơ cấu các bậc học chưa phù hợp với yêu phát triển đất nước, trong khi đó sự hiểu biết về xã hội, lịch sử chính trị còn rất thấp, chất lượng giáo dục chưa cao. 
  • Hầu hết sinh viên Việt Nam tốt nghiệp không đủ trình độ hội nhập khi làm việc trong các công ty liên doanh trong nước bởi trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, kỹ thuật lao động còn kém.

Các giải pháp nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục ở nước ta hiện nay 

Các giải pháp nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục ở nước ta hiện nay 

Để xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển đồng bộ, phát triển có chiều sâu, chúng ta cần phải thực hiện đồng loạt các vấn đề sau: 

  • Vấn đề mang tính cấp bách trong công tác xã hội hóa giáo dục là phải tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo từng bước toàn diện cho quá trình phát triển đất nước.
  • Xã hội hóa giáo dục cần tiếp tục xác lập một cơ chế hợp lý giữa đào tạo cơ bản và ứng dụng triển khai công nghệ. Đặc biệt nên ưu tiên cho việc đào tạo các nhà khoa học tài năng.
  • Huy động và dồn mọi nguồn vốn của xã hội để đầu tư cho giáo dục 
  • Đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục đào tạo trên khía cạnh phát triển đa dạng các hình thức về du học.

Những năm qua nước ta luôn lấy phương châm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” để điều hành quản lý đất nước. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng của giáo dục trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Công tác xã hội hóa giáo dục nước ta tuy còn những mặt hạn chế nhất định nhưng về cơ bản đã đạt được những thành tựu to lớn. Vì thế đó là một nền tảng vững chắc cho sự phát triển một nền giáo dục tiến bộ hội nhập của nước ta trong tương lai.

Nguồn bài viết: Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay



source https://giatricuocsong.org/cong-tac-xa-hoi-hoa-giao-duc/

Nhận xét