Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã từng nói: “Kỹ năng quan trọng nhất trong mọi kỹ năng là không bao giờ dùng hai từ trong khi chỉ một từ là đủ”(trích trong cuốn sách sức mạnh của ngôn từ). Có thể thấy ngôn từ cũng như cách dùng của nó có ý nghĩa như thế nào với từng cá nhân. Ngôn từ sẽ trở thành thứ vũ khí sắc bén quyết định sự thành, bại hoặc phá vỡ mối quan hệ của bạn trong cuộc sống. Chung quy lại đó, là sức mạnh của ngôn từ.
Sức mạnh của ngôn từ kỳ diệu như thế nào?
Ngôn từ chính là một phương thức biểu đạt suy nghĩ, truyền tải nội dung thông điệp. Trong đời sống hàng ngày, ngôn từ chính là một sợi dây vô hình có tác dụng kết nối con người, gắn kết các mối quan hệ. Những người hoạt ngôn, sử dụng ngôn từ một cách khôn ngoan sẽ tạo ra những bước ngoặt lớn cho cuộc đời.
Sức mạnh của ngôn từ trong chiều dài lịch sử
Sức mạnh của ngôn từ được thể hiện rõ ràng qua từng thời kỳ.
Trong lịch sử
Từ xưa đã có những câu nói như: “Chim khôn tiếng hót rảnh rang, người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Sức mạnh của ngôn từ ngang với một đội quân trong các cuộc chiến. Nó mang ý nghĩa đàm phán, thuyết phục và kêu gọi sự đồng lòng. Tiêu biểu như tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi, các bản tuyên ngôn, văn kiện lịch sử. Ngôn từ còn khơi gợi ý chí, lòng quyết tâm của cả dân tộc như tác phẩm “Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo.
Trong thời bình
Chỉ với việc bắt đầu bằng những câu nói, lời chào hỏi sẽ giúp bạn mở ra những mối quan hệ tốt đẹp. Thông qua cách nói, sử dụng từ ngữ, văn phong diễn đạt một ý kiến nào đó của bạn, người ta đã có thể hình dung ít nhiều về trí lực, tính cách, về lối nghĩ và lối sống của bạn.
Ngôn từ kết nối mọi người
Bạn có thể dễ dàng biểu đạt những điều mình mong muốn như “ tôi thất vọng”, “tôi mong muốn”,…Người nghe sẽ thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bạn một cách hoàn chỉnh. Thật sự khủng khiếp nếu cuộc sống này thiếu đi lời nói, mọi người sẽ không thể giao tiếp, chia sẻ, bày tỏ,…Điều này đồng nghĩa với việc giữa các cá thể không có sự dung hòa và gắn kết với nhau.
Thể hiện giá trị bản thân thông qua ngôn từ
Vấn đề sử dụng ngôn từ thông qua lời ăn tiếng nói hay diễn đạt bằng văn bản được gắn chặt với đời sống hàng ngày, thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Bạn muốn thể hiện cá tính, quan điểm của cá nhân trước tất cả mọi người? Bạn phải biết cách tổng hợp, lựa chọn những từ ngữ có sức lôi cuốn và tạo dựng lòng tin tới người khác.
Năng lực ngôn từ của mỗi cá nhân khác nhau. Thực tế, có người “khéo ăn, khéo nói”, có người gặp trở ngại khi biểu đạt lời nói. Do đó, để thể hiện bản thân, bạn phải không ngừng trau dồi và tập luyện.
Review cuốn sách sức mạnh của ngôn từ
Để hiểu hơn về nghệ thuật sử dụng ngôn từ cũng như giá trị của ngôn từ, bạn không thể bỏ qua cuốn sách kinh điển “Words That Win: What to Say to Get What You Want “được viết bởi Shin Do Hyun và Yoon Naru. Bài viết sẽ review sức mạnh của ngôn từ được truyền tải trong cuốn sách tới bạn đọc một cách trọn vẹn nhất.
Với hơn 200 trang sách, “Sức mạnh của ngôn từ” mang đến một quá trình thu nhỏ để người đọc có thể lĩnh hội và trau dồi ngôn từ cũng như nhận thức của bản thân từ: Rèn luyện, Quan điểm, Trí tuệ, Sáng tạo, Lắng nghe, Câu hỏi, Phương pháp đối thoại đến Tự do được chuyển tải thành 8 chương riêng biệt.
Lối hành văn đơn giản, ngôn từ đa dạng nhưng dễ hiểu, quyển sách này phù hợp với đa phần các nhóm đôc giả khác nhau. Đối với quyển sách này, điều mà mình thích nhất chính là việc tác giả lồng ghép các câu nói kinh điển của các bậc thánh hiền ở phương Đông và phương Tây rồi từ đó khái quát thành vấn đề thực tiễn để người đọc có cái nhìn đa chiều và đánh giá.
Ngôn từ là biểu đạt, là cốt lõi thể hiện giá trị con người, đồng thời cũng là phương tiện để con người nhìn nhận và thay đổi bản thân, từ đó khẳng định mình với thế giới. “Sức mạnh của ngôn từ” không chỉ giúp bạn phần nào nhận ra được thiếu sót về kỹ năng mềm của bản thân, mà còn giúp bạn chiêm nghiệm được những bài học quý giá, đôi khi nó gần ngay bên cạnh nhưng mình không nhận ra. Đó chính là biết cách nhìn nhận bản thân, làm chủ chính mình và có sự liên kết với thế giới bên ngoài.
Có một đoạn trích rất đắt giá trong cuốn sách: “Ai không thể yêu bản thân thì không thể yêu người khác, ai không nhận ra giá trị của chính mình thì không hiểu được giá trị của người khác. Đó là lý do mà quá trình học cách giao tiếp phải bắt đầu từ việc thấu hiểu và yêu thương chính mình.”
Suy cho cùng, con người luôn là vậy, vì bản thân mà cố gắng đầu tiên, vì bản thân mà truy cầu hạnh phúc đầu tiên, đến khi bản thân đủ vững vàng và trưởng thành rồi, thì mới có khả năng xoay chuyển những thứ khác.
Đây là quyển sách các bạn nên tìm đọc, để ý thức được giá trị của bản thân, học cách kiềm chế, làm chủ chính mình, rèn luyện và tu dưỡng về ngôn từ của bản thân để hình thành một khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng mềm vô cùng quan trọng cần thiết cho mỗi người.
Hiểu được sức mạnh của ngôn từ và giá trị của nó, bạn hãy tìm cách trau dồi, nâng cao kỹ năng của mình. Sử dụng ngôn từ cũng là một môn nghệ thuật đỉnh cao và không phải ai cũng đạt được “cảnh giới” cao nhất. Biết cách sử dụng ngôn từ đúng lúc, đúng thời điểm cộng thêm sự khéo léo sẽ giúp bạn thay đổi cuộc sống của chính mình.
Nguồn bài viết: Sức mạnh của ngôn từ có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống của mỗi chúng ta?
source https://giatricuocsong.org/suc-manh-cua-ngon-tu/
Nhận xét
Đăng nhận xét