Low Tech là gì? Khái niệm “Người Low Tech” để chỉ ai?

Trong đời sống thường ngày, chắc hẳn bạn đã từng nghe tới cụm từ Low Tech, hay những cô nàng “low tech”, kiến thức hơi low tech… Vậy Low Tech là gì, sao lại gọi là người low tech? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Low Tech là gì? Khái niệm “Người Low Tech” để chỉ ai?
Low Tech là gì? Khái niệm “Người Low Tech” để chỉ ai?

Low Tech là gì?

Low tech là cụm từ viết rút gọn của low technology. Low tech có nghĩa rất dễ hiểu là công nghệ thấp. Hay nói cách khác, low tech chính là những công nghệ đơn giản, trái ngược với công nghệ cao (hi tech or high technology).

Low tech thường được sử dụng để chỉ những công nghệ từ trước khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã từng diễn ra lần đầu tiên vào năm 1760. Hai cuộc cách mạng tiếp theo diễn ra lần lượt vào năm 1870 và 1969.

Hiện nay, mọi người thường nghe nhiều về cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đây được coi là cuộc cách mạng công nghệ/công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng này thịnh hành trên thế giới từ năm 2015 và phổ biến tại Việt Nam từ năm 2017.

Đặc điểm của low tech

Có thể thấy, low tech thường được sử dụng để chỉ những công nghệ thủ công mang đậm tính truyền thống. Các công nghệ này chủ yếu được làm bằng tay hoặc sự hỗ trợ của các công cụ thô sơ, đơn giản.

Low tech thường có tính đơn giản song hiệu quả đạt được khá cao. Hầu hết mọi người đều có thể thực hiện các công việc low tech nếu được chỉ dẫn. Nếu được nghiên cứu cẩn thận, tính hiệu quả có thể dễ dàng đạt được.

Đặc điểm của Low tech
Low tech thường được sử dụng để chỉ những công nghệ thủ công mang đậm tính truyền thống

Low tech thường được áp dụng ở những phạm vi, khu vực khó khăn, tại các nước đang hoặc kém phát triển. Trái ngược với low tech, hi tech thường đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, trang thiết bị, dây chuyền hiện đại,… Một số lĩnh vực hi tech có thể kể tới như: công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa,…

Ví dụ về low tech là gì

  • Di chuyển bằng xe đạp và sửa chữa bằng vật liệu chủ.
  • Sử dụng xe đạp chở hàng thay vì xe chạy bằng xăng dầu.
  • Giặt quần áo bằng tay thay vì máy giặt.
  • Làm mát nhà bằng quạt thay vì các thiết bị điện hiện đại như máy điều hòa không khí.
  • Sử dụng bản đồ và la bàn để tìm đường đi thay vì định vị GPS như hiện nay
  • Làm gỗ, dệt thủ công,…

Low Tech Person (Người Low Tech) dùng để chỉ ai?

Nếu thường xuyên lướt mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những stt kiểu như: “Gửi những bạn nữ low tech…”, “tự thấy mình low tech…”, hoặc “tâm sự của hội bánh bèo low tech…”. Vậy low tech ở đây là để ám chỉ những người như thế nào?

Với những thông tin ở bên trên, chắc các bạn đã phần nào hiểu hơn về low tech là gì. Không chỉ được sử dụng với nghĩa đen là chỉ những công nghệ thấp. Low tech còn được sử dụng với nghĩa bóng để ám chỉ những người low tech. Có thể hiểu đơn giản, đó là những người chậm chạp, tiếp thu, xử lý công nghệ chậm, không tốt bằng những người khác.

Low Tech Person (Người Low Tech)
Low Tech Person (Người Low Tech) dùng để chỉ ai?

Ngoài ra, một số người cũng bác bỏ ám chỉ người low tech và cho rằng, low tech chẳng qua là họ không có hứng thú, không quan tâm lắm tới các lĩnh vực công nghệ mà thôi.

Vậy những người low tech phải làm sao?

Đừng quá lo lắng bởi mỗi người sẽ có những sở trường, sở đoản riêng. Có thể trong lĩnh vực này bạn khá low tech nhưng trong lĩnh vực khác, bạn lại rất sành đấy.

Tuy nhiên, trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, những đột phá về khoa học, công nghệ nhanh như vũ bão, bạn cũng cần “nâng cấp” kỹ năng công nghệ của mình lên để tránh bị lạc hậu.

Thay đổi bản thân để không còn "low tech"
Thay đổi bản thân để không còn “low tech”

Có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể tăng tốc, chẳng hạn:

  • Đọc, học hỏi nhiều hơn. Ghi chép lại những gì đã học để nghiền ngẫm và phân tích, tìm hiểu sâu hơn.
  • Kết hợp nhiều các phương pháp học khác nhau để tăng hứng thú như: thông qua hình ảnh, sơ đồ tư duy, Power Point, podcast,…
  • Học hỏi từ những người đi trước
  • Trải nghiệm thực tế, không ngại va chạm
  • Liên tục update các thông tin trên mạng xã hội, internet, sách báo,…
  • Luôn kiên nhẫn và cố gắng. Đừng tự ti hay xấu hổ khi bị chê là low tech mà thay vì đó, hãy lấy làm động lực để cải thiện bản thân. Bạn đã từng nghe câu “cần cù bù thông minh” rồi chứ?,…

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp low tech là gì và những vấn đề xung quanh khái niệm low tech thường thấy trên mạng xã hội.

Nguồn bài viết: Low Tech là gì? Khái niệm “Người Low Tech” để chỉ ai?



source https://giatricuocsong.org/low-tech-la-gi/

Nhận xét