Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên và cách khắc phục

Hiện nay, thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên còn rất nhiều điểm hạn chế. Điều này dẫn tới kết quả làm việc chung không đạt được như mong muốn. Kỹ năng làm việc nhóm không tốt có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Làm sao để cải thiện thực trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả?

Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên và cách khắc phục

Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên

Hình thức làm việc nhóm rất phổ biến và mang lại nhiều lợi ích: san sẻ công việc, tăng hiệu suất, tăng gắn kết,… Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề với hình thức làm việc này.

Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm

Các tân sinh viên thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc nhóm. Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều sinh viên không chọn được nhóm cho mình. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để thích nghi.

Lý do là bởi khi mới làm việc với nhau, ai cũng nghĩ mình giỏi, ai cũng có cái tôi cao nên chỉ khăng khăng ý kiến của mình. Điều này dẫn tới việc khó thống nhất ý kiến trong nhóm. Và việc tranh luận để thống nhất ý kiến chiếm mất nhiều thời gian. Thậm chí, thời gian đó còn nhiều hơn thời gian để cùng hoàn thành bài tập.

Các nhóm hoạt động ít, không có nguyên tắc rõ ràng

Đợt năm nhất, năm hai, nhóm của mình là làm việc với nhau khá ok. Tuy nhiên, từ năm 3 trở đi, nhóm hoạt động thưa thớt dần. Ban đầu là 1 tuần 2 lần nhưng đến giờ tính ra chắc 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng mới ngồi mới nhau một lần. Chưa kể, có những lần hẹn hôm nay họp nhóm rồi mà có người vẫn không đến hoặc báo đến rồi lại bảo bận việc này việc kia, ảnh hưởng tới mọi người”, Lan Hương – sinh viên năm 3 trường Đại học Hà Nội chia sẻ.

Việc các nhóm không có nội dung, kỷ luật rõ ràng sẽ khiến mọi người không ý thức rõ ràng được tầm quan trọng của làm việc nhóm.

Các nhóm hoạt động ít, không có nguyên tắc rõ ràng

Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên kém dẫn tới xung đột thường xuyên

Các thành viên trong nhóm có tính cách khác nhau, thường xuyên va chạm nhau. Khi có vấn đề, ai cũng muốn ý kiến của mình là đúng, không ai chịu lắng nghe ai. Thậm chí, có những thành viên còn to tiếng khi tranh luận với nhau. Những người khác còn “thêm dầu vào lửa” khiến không khí làm việc nhóm trở nên căng thẳng. Không ít các nhóm đã hoạt động kém hiệu quả, thậm chí tan rã vì lý do này.

Hiệu quả làm việc nhóm không cao

Hiệu quả làm việc nhóm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó có thể bắt nguồn từ tính cách, thái độ tới cách làm việc của mỗi cá nhân, tập thể. Các thành viên không có kỹ năng, không đặt mục tiêu của nhóm lên đầu đều khiến nhóm làm việc kém năng suất. Chưa kể, có nhiều thành viên còn không hợp tác, hay ỉ lại, cái tôi quá cao,…

Một thành viên “gánh team”, thành quả thì hưởng chung

Việc thiếu kỹ năng hợp tác với mọi người, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm, thiếu chủ động,… dẫn tới tình huống một người phải làm công việc cho cả nhóm. Kết quả là đến khi được điểm tốt, khen thưởng thì nghiễm nhiên coi đó là việc của cả nhóm.

Không hiểu là mình đang teamwork hay tao – work nữa. Việc thì việc chung của nhóm mà không hiểu sao cứ đổ hết lên đầu mình. Lên kế hoạch là mình, ý tưởng là mình, thuyết trình cũng là mình. Người thì bận về quê, người thì bận chuyển nhà,… Không hiểu tinh thần, ý thức làm việc tập thể của mọi người để đâu. Có khi bàn bạc trong nhóm thì thấy mọi người đã xem mà không rep gì cả. Thật chả hiểu nữa. Cứ thế này mình cũng xin ra nhóm sớm”, Vân Anh – sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ bức xúc kể lại.

Ngoài những tình trạng trên, các nhóm còn gặp phải rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm

Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên như trên thường do nhiều yếu tố (nguyên nhân) . Đó là thể là yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm

Yếu tố chủ quan (nguyên nhân chủ quan)

  • Không có tinh thần trách nhiệm, không có thái độ hợp tác cùng mọi người
  • Lười biếng, ỉ lại, đùn đẩy, so bì, tỵ nạnh nhau
  • Bất đồng ý kiến
  • Cái tôi quá cao, bảo thủ, không có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Không chịu thấu hiểu, thông cảm với người khác
  • Thiếu sự chủ động khi làm việc cùng các thành viên khác
  • Thiếu sự gắn kết, hòa nhập với mọi người, chia bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ
  • Không biết cách hoàn thành công việc
  • Nhận thức chưa đúng, đầy đủ về nhóm và cách làm việc nhóm

Yếu tố khách quan (nguyên nhân chủ quan)

  • Nhóm trưởng không có kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt mọi người, bảo thủ, áp đặt
  • Nhóm không thống nhất được các nguyên tắc để cùng làm việc
  • Nhóm không có giờ giấc, kỷ luật
  • Nhóm trưởng không phân công rõ ràng công việc cho các thành viên
  • Các thành viên không tập trung vào công việc, thường xuyên ăn uống, nói chuyện, dùng điện thoại giải trí,…

Giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm cần thiết, quan trọng trong học tập, làm việc và đời sống. Nhờ có nó, mỗi người sẽ được bổ trợ cùng góp sức tạo nên sức mạnh tập thể. Mỗi sinh viên cũng biết cách sống hài hòa, giao tiếp với mọi người tốt hơn,…

Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, vấn đề làm việc nhóm của sinh viên hiện nay còn rất nhiều yếu kém. Nguyên nhân có thể từ chủ quan hoặc khách quan. Để khắc phục tình trạng này, mỗi sinh viên, mỗi nhóm cũng như các giáo viên cần chú ý một số điểm sau:

* Với nhà trường, giáo viên

  • Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận nhóm, làm việc nhóm
  • Xây dựng các đề tài, bài tập nhóm đa dạng, phong phú
  • Nâng cao nhận thức về nhóm và tầm quan trọng, hiệu quả của cách làm việc nhóm
  • Giáo viên cần sát sao hơn với các nhóm, đánh giá, nhận xét rõ ràng
  • Hướng dẫn các sinh viên về cách làm việc nhóm hiệu quả
  • Với sinh viên năm nhất, nhà trường và các thầy cô nên chú trọng tới kỹ năng làm việc nhóm. Khi các bạn đã quen thì những năm học sau sẽ rất nhàn và làm việc đạt hiệu quả cao.
Sinh viên cần chủ động và tích cực trau dồi kỹ năng, rèn luyện tinh thần học tập tự chủ

* Với sinh viên

  • Hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
  • Chủ động và tích cực trau dồi kỹ năng, rèn luyện tinh thần học tập tự chủ
  • Tôn trọng các thành viên trong nhóm
  • Gạt bỏ cái tôi cá nhân, hòa nhập cùng mọi người trong nhóm
  • Cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình, làm việc vui vẻ, lạc quan, nghiêm túc,…
  • Nhóm cần lựa chọn được nhóm trưởng có năng lực, thái độ tốt. Nhóm trưởng cần theo dõi, nắm bắt được tình trạng của nhóm. Người này cũng cần biết cách để mọi người phối hợp làm việc tốt, khấy động tinh thần làm việc của mọi người,…

Lời kết

Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên cần được nhìn nhận thẳng thắn. Có như vậy, những phương pháp cải thiện mới thực sự đạt được hiệu quả. Có kỹ năng làm việc nhóm tốt cũng là cách để rèn luyện các loại kỹ năng mềm, kỹ năng sống,…

Nguồn bài viết: Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên và cách khắc phục



source https://giatricuocsong.org/ky-nang-lam-viec-nhom-cua-sinh-vien/

Nhận xét