Kỹ năng quan sát trong giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm không thể thiếu để thành công. Làm sao để quan sát thật tốt là nỗi băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Đừng lo! Hãy tham khảo ngay những bí kíp dưới đây.
Kỹ năng quan sát trong giao tiếp là gì?
Trong các kỹ năng giao tiếp cơ bản, quan sát là sử dụng các giác quan để nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân tích. Nhiều người đang nhầm lẫn giữa quan sát và nhìn. Quan sát là hành động có chủ đích rõ ràng, phục vụ cho mục đích. Quan sát để thu thập thông tin chi tiết để đánh giá. Trong khi đó, nhìn là hành động thụ động, ngẫu nhiên.
Ví dụ: Bạn thường nhìn thấy mọi thứ xung quanh trên đường đi làm. Tuy nhiên, ít khi bạn tìm hiểu hoặc ghi lại thông tin. Khi đi phỏng vấn ở một nơi nào đó, trong khi ngồi đợi, bạn thường đưa mắt quan sát xung quanh. Bạn muốn xem căn phòng làm việc được bố trí thế nào, xem trang phục của các nhân viên,…
Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát không phục vụ cho riêng một công việc cụ thể nào mà nó cần thiết cho mọi lĩnh vực. Quan sát là một trong những kỹ năng mềm cần được chú trọng để tinh tế hơn, thành đạt hơn.
Quan sát giúp ta nhận ra vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó có những ý tưởng, cách giải quyết phù hợp. Nhờ quan sát những cử chỉ, biểu hiện và hành động, ta có thể thấu hiểu đối phương. Kỹ năng quan sát trong giao tiếp giúp ta biết khi nào nên nói và nói những gì. Nếu nói chuyện với một người đang ủ rũ, buồn sầu, nếu không quan sát, ta cứ mải thao thao bất tuyệt về mình thì câu chuyện sẽ đi đến đâu? Nếu một người đang stress, mệt mỏi cần nghỉ ngơi mà ta cứ nói nhiều thì sẽ thế nào?
Quan sát giúp ta hiểu tình cảnh, biết tiết chế lời nói, hành động của chính mình. Một người biết quan sát thường sẽ biết cách thấu hiểu và chia sẻ. Khi giao tiếp với một người biết quan sát, đối phương cũng cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng.
Ví dụ về kỹ năng quan sát khách hàng
Khi bán hàng, nhân viên tư vấn không chỉ nói để thuyết phục khách mà còn phải biết quan sát. Nếu thấy khách tỏ vẻ thích thú thì việc tiếp tục thuyết phục sẽ rất dễ thành công. Trong khi đó, nếu thấy khách tỏ vẻ không thích, muốn đi chỗ khác thì nên biết dừng lại. Việc tiếp tục nói sẽ không hiệu quả, thậm chí còn có thể bị khách hàng đánh giá, phàn nàn.
Hoặc khi bạn thấy khách hàng nhìn ngắm sản phẩm, tỏ vẻ phân vân không biết có nên mua hay không. Lúc này, nếu biết quan sát, bạn có thể ra hỗ trợ tư vấn thêm cho khách hàng. Khách hàng sẽ dễ dàng ra quyết định và sẽ đánh giá cao về chất lượng phục vụ.
Cách rèn luyện kỹ năng quan sát trong giao tiếp
Quan sát được gọi là một kỹ năng, do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi, rèn luyện. Dưới đây là một số gợi ý phương pháp hữu ích giúp bạn trở thành người có kỹ năng quan sát tốt.
1. Biết nhẫn nại
Để có thể quan sát tốt, mỗi người cần rèn cho mình tính nhẫn nại. Nếu chuyện gì cũng vội vàng, thử hỏi chúng ta sẽ quan sát thế nào? Đôi khi, có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng đắt giá cần quan sát thật kỹ. Hãy biết chờ đợi để quan sát tốt hơn.
2. Tập trung
Nếu không tập trung, chúng ta sẽ vô tình bỏ qua nhiều điều. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không hề. Khi tập trung, chúng ta sẽ dễ dàng quan sát được những cử chỉ, tâm tư, hành động của đối phương để phán đoán và phân tích. Để tập trung hơn khi quan sát, hãy giảm thiểu hoặc loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng. Lắng nghe chủ động, tĩnh tâm cũng là cách giúp phát huy tính tập trung hiệu quả.
3. Sử dụng đa giác quan để rèn luyện kỹ năng quan sát trong giao tiếp
Quan sát không chỉ đơn thuần là sử dụng đôi mắt mà còn nhiều hơn thế. Quan sát có thể qua đôi ta, qua trái tim,… Quan sát là chú ý tới ngôn ngữ cơ thể, từ ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu,… của đối phương. Việc sử dụng đa giác quan để quan sát sẽ cho ta cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn.
4. Thấu hiểu
Khi có sự thấu hiểu, bạn cũng dễ đồng cảm, nhẫn lại để lắng nghe hoặc nhìn, quan sát. Càng có sự thấu hiểu, bạn sẽ càng có mong muốn tìm hiểu sâu hơn, quan sát nhiều hơn.
5. Mạnh dạn thử những điều mới mẻ
Việc tìm đến nơi mới, thử làm gì đó khác biệt sẽ giúp nâng cao nhận thức và khả năng tập trung hiệu quả. Khi thực hiện thường xuyên, kỹ năng quan sát cùng tăng hạng theo từng ngày. Một số nơi giúp mở rộng tư duy, óc quan sát như bảo tàng, phòng triển lãm tranh,…
6. Chơi game
Chơi game để rèn óc quan sát, kỹ năng quan sát trong giao tiếp? Nghe “tưởng chừng vô lý nhưng lại rất thuyết phục” đó. Chơi game cũng là một cách để rèn luyện và cải thiện trí não. Những trò như giải mật mã, ô chữ, đấu súng,… sẽ kích thích trí não hoạt động nhiều hơn. Bạn cần nâng cao khả năng suy luận và phân tích, quan sát để phán đoán,…
7. Vẽ tranh
Đây cũng là một cách để rèn luyện óc quan sát, kỹ năng quan sát rất hiệu quả. Hãy vẽ một vật bằng trí nhớ rồi sau đó so sánh lại xem khả năng quan sát để vẽ của mình đến đâu. Bạn có thể bắt đầu bằng những vật dụng rất đơn giản như cái đèn, lọ hoa, cái ghế,…
8. Luyện tập nhiều câu đố “tìm ra sự khác biệt”
Bạn có thể lên mạng tìm giải các câu đố vui tìm sự khác biệt. Chẳng hạn, giữa hai bức tranh có sự khác biệt gì, bạn nhìn thấy hình gì đầu tiên hoặc có bao nhiêu khuôn mặt trong bức hình,… Lúc này, bạn cần phải quan sát nhiều hơn, sâu hơn.
9. Sống chậm lại, quan sát nhiều hơn
Một cách cực kỳ đơn giản nữa để rèn luyện quan sát tốt hơn chính là sống chậm lại, để ý xung quanh nhiều hơn. Cuộc sống vội vã, người sống hối hả, bỏ qua biết bao điều. Hãy bắt đầu bằng những việc thật đơn giản như chụp những bức ảnh đường phố, nhìn ngắm thiên nhiên,… Bạn sẽ nhận ra nhiều thứ, nhiều điều vẫn hiện hữu nhưng bạn lại ngạc nhiên như thể mới nhìn lần đầu.
Hy vọng với những “bí kíp” được chia sẻ qua bài viết trên đây, các bạn sẽ cải thiện và sử dụng kỹ năng quan sát trong giao tiếp thật hiệu quả.
Nguồn bài viết: Cách rèn luyện kỹ năng quan sát trong giao tiếp
source https://giatricuocsong.org/cach-ren-luyen-ky-nang-quan-sat-trong-giao-tiep/
Nhận xét
Đăng nhận xét