Những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp

Những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp được sưu tầm dưới đây ẩn chứa rất nhiều thông điệp ý nghĩa. Đó có thể chỉ là những câu chuyện ngắn, đơn giản mà rất gần gũi trong cuộc sống. Chúng ta hiểu hơn về cách ứng xử khéo léo, cách quan sát, thuyết phục người khác,… Hãy dành một chút thời gian để đọc và suy ngẫm nhé!

Những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp
Bất cứ ai cũng nên đọc Những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp trong bài viết này

Câu chuyện hay về nghệ thuật giao tiếp – bán hàng

Ngày nảy ngày nay, có hai cô bán trái cây, xinh ơi là xinh, xinh như nhau và đều khéo léo. Hai cô này phải nói là đều “ngang tài ngang sức”. Cô nào cũng xinh, ăn nói đều giỏi. Một cô tên A và một cô tên B. Tuy nhiên, cô B lúc nào cũng bán đắt hàng hơn cô A. Đố bạn biết tại sao lại như vậy?

Câu trả lời khá bất ngờ đấy. Sự khác nhau chỉ ở một thao tác. Khi cô A bỏ trái cây vào bịch cân cho khách, cô thường lấy dư. Ví dụ, khách mua 1kg, cô thường bốc dư thành 1,2 hoặc 1,3 kg và phải bốc ra. Ngược lại, cô B thường bỏ ít, chẳng hạn 0,8 kg rồi bốc thêm vào cho đủ 1kg.

Như vậy, cùng mua 1kg nhưng cô A khiến người mua hàng cảm giác phần trái cây bị ít đi. Trong khi đó, cô B lại khiến họ tưởng rằng phần mình mua được nhiều hơn.

Bài học rút ra: Bán hàng đúng là một nghệ thuật, chỉ một thao tác nhỏ thôi cũng đã tạo ảnh hưởng lớn. Ai cũng có thể là người bán hàng nhưng giao tiếp với khách hàng thế nào mới là điều quan trọng.

Những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp ứng xử

Câu chuyện thứ nhất: Trong nhà thờ

Các quý ông thường có thói quen hút thuốc. Và ở trong nhà thờ, nơi thiêng liêng và có chút gì thanh tịnh lại càng là nguồn cảm hứng dạt dào để họ cầm điếu.

câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp ứng xử
Ứng xử thế nào cho đúng là cả một nghệ thuật

Có hai anh chàng nọ cùng có thói quen hút thuốc trong nhà thờ. Một hôm, anh chàng thứ nhất hỏi cha xứ:

  • Liệu con có thể vừa nghe Kinh thánh vừa hút thuốc được không ạ?

Cha không nói gì nhưng mặt ông đanh lại và tỏ vẻ bực tức ghê gớm. Một ngày khác, vẫn là vị cha đó, anh thứ hai hỏi:

  • Liệu con có thể vừa hút thuốc vừa nghe Kinh thánh được không ạ?

Ngạc nhiên thay, người cha xứ mỉm cười hiền từ và đồng ý cho anh ta làm như thế.

Bài học rút ra: Với anh thứ nhất, người cha cho rằng việc nghe Kinh thánh là điều thiêng liêng. Do vậy, mọi người nên tập trung và dồn hết tâm tư tình cảm. Không thể để những hành động như hút thuốc lá làm xấu đi hình ảnh đó.

Với anh thứ hai, người cha lại cảm kích vì cha nghĩ ngay cả khi anh ta hút thuốc, anh ta vẫn khát khao được nghe đọc kinh thánh. Như vậy, cách truyền đạt trong giao tiếp hết sức quan trọng. Chỉ cần thay đổi một chút cũng tạo ra những hiệu quả khác biệt.

Câu chuyện thứ hai

Ngày xưa, khi trả lời Hoàng đế, các quần thần luôn phải hết sức thận trọng để tránh chọc giận Thiên tử – người mang quyền sinh sát trong tay. Chỉ cần một câu nói với Hoàng đế không khéo có thể liên quan tới số phận của cả gia đình, dòng tộc. Vì vậy, những trung thần dám nói thẳng với Hoàng đế luôn được kính phục, sùng bái.

Khi Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm đăng cơ, liền muốn coi bói xem ngôi vị này sẽ được truyền đến bao đời. Kết quả là chỉ có một chữ “Nhất” (Một). Vũ Đế tức giận, quần thần đều sợ hãi xanh mặt, không ai dám nói gì.

Đúng lúc đó, Thị trung Bùi Khai đã tiến lên trước và nói: “Vi thần nghe nói, trời có một sẽ thanh minh, đất có một sẽ an bình, Hầu vương có một sẽ được sự ủng hộ trung thành của quần dân”. Chỉ một câu nói ngắn gọn nhưng đã khiến Vũ Đế từ lo lắng chuyển sang vui mừng. Ai nấy từ đáy lòng đều cảm phục Bùi Khai.

Bài học rút ra: Cách giao tiếp ứng xử với người khác, đặc biệt với bề trên cần thật thông minh, tinh tế. Chỉ một câu nói của Bùi Khai đã khiến cả triều khâm phục. Trong công việc và cuộc sống cũng vậy, chúng ta cần học cách giao tiếp – ứng xử mọi lúc.

Câu chuyện về lắng nghe tích cực

Một trong những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp ai cũng nên biết là về kỹ năng lắng nghe. Một người mẹ muốn kiểm tra thành quả về cách giáo dục con cái của mình. Cô vui vẻ đưa cho cậu con trai nhỏ hai quả táo. Sau đó, cô chờ đợi cậu con trai nhỏ sẽ tặng lại cho mẹ một quả. Nhưng cậu bé nhận lấy hai quả táo từ tay mẹ xong cũng chẳng thèm nhìn mẹ lấy một cái. Cậu cắn ngay mỗi quả một miếng.

Người mẹ trẻ cảm thấy rất hụt hẫng, suýt nổi giận và định dạy cho con một bài học về sự tham lam, ích kỷ. Nhưng đúng lúc đó, cậu con trai nhỏ bé cất ngọng líu ngọng lô:

  • “Mẹ ơi, mẹ ăn quả này này. Con ăn thử ồi, không chua đâu”.

Và nước mắt của người mẹ đột nhiên rơi xuống.

Bài học rút ra: Đôi khi chúng ta tức giận vì không đủ kiên nhẫn và không có thời gian chờ đợi câu trả lời. Phía sau sự lắng nghe là một tấm lòng ấm áp. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thực sự rất quan trọng.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thực sự rất quan trọng
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thực sự rất quan trọng

Câu chuyện về kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân

Một ngày, đứa con 3 tuổi của tôi bắt đầu khóc vô cớ. Tôi hỏi: “Con cảm thấy không thoải mái à?”.

  • “Không”, cậu bé nói.
  • “Tại sao con lại khóc nữa rồi? Uhm, bố không cảm thấy phiền nếu con khóc nhưng con nên tìm một nơi thích hợp để khóc. Và như vậy, thì sẽ không làm phiền những người khác. Sau khi con khóc đủ rồi, hãy bảo bố mẹ, sau đó con có thể ra ngoài”.

Tôi để nó trong phòng tắm. Hai phút sau, nó gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi bố”. Sau đó, nó được phép ra ngoài chơi.

Bây giờ, con trai tôi đã 18 tuổi và nó không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người khác và đổ sự tức giận của mình lên những người khác.

Bài học rút ra: Kiềm chế cảm xúc của bản thân là một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản mà mỗi người cần tự học vè rèn luyện.

Câu chuyện về kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân

Quan sát – một trong những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp

Sau nhiều năm công tác, Long được đề cử giữ chức vụ Trưởng phòng Kinh doanh,. Trong khi đó, Nam vẫn giữ nguyên trị ví Nhân viên kinh doanh. Một ngày kia, Nam đã đệ đơn xin từ chức. Cậu than phiền rằng sếp không coi trọng nhân viên chăm chỉ mà chỉ đề cử người biết nịnh bợ.

Biết rằng Nam đã làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm. Tuy nhiên, để giúp Nam nhận ra sự khác biệt giữa anh và Long, người sếp đã đưa ra một việc nho nhỏ. Đó là ông yêu cầu Nam đi ra chợ xem có người bán dưa hấu hay không. Nam quay trở về và trả lời có. Sau đó sếp hỏi thêm bao nhiêu tiền một kg dưa, Nam lại quay trở lại chợ để hỏi và trả lời cho ông chủ là 12.000đ/kg.

Ông chủ bèn nói với Nam rằng: “Khi tôi hỏi Long cùng một câu hỏi, Long đã đi về và trả lời: “Ở chợ chỉ có một người bán dưa giá 12.000đ/kg, 100.000 đồng/10 ký. Trên bàn có 58 quả dưa, mỗi quả nặng từ 2 – 3kg được mua từ miền nam cách đây 2 ngày. Tất cả đều tươi, đỏ ruột và rất ngon”.

Nghe xong Nam cảm thấy rất thấm thía và nhận ra sự khác biệt giữa anh và Long.

Bài học rút ra: Hãy luôn rèn luyện kỹ năng quan sát để phát triển bản thân.

câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp về khả năng quan sát

Kỹ năng đàm phán

Jim cầm một chiếc quần cũ vào bên trong một cửa hàng trên có đề tấm bảng “Mua bán quần áo cũ”. Anh ta hỏi ông chủ cửa hàng:

  • Ông trả tôi bao nhiêu cho cái quần này?
  • Hai đô la – Ông chủ chiếc sơ qua rồi trả lời cộc lốc.
  • Cái gì? Tôi nghĩ ít nhất nó cũng đáng giá năm đô la.
  • Không – Ông chủ cửa hàng kiên quyết. – Nó chỉ đáng hai đô la, không hơn một xu.
  • Ông chắc chứ? Jim hỏi.
  • Chắc chắn như thế
  • Được rồi, tiền của ông đây!
    Jim vừa nói vừa rút hai đô la đưa cho ông chủ và nói thêm. “Cái quần này treo ngoài cửa tiệm của ông, nó có gắn bảng giá 6,5 đô la nhưng tôi nghĩ như thế là mắc quá nên tôi muốn biết chắc giá thật của nó là bao nhiêu.

Bài học rút ra: Đàm phán trong giao tiếp là cả một nghệ thuật.

Kết luận

Trong cuộc sống, còn rất nhiều những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp khác. Mọi người nên sưu tầm và tìm đọc để rút ra những bài học hữu ích, nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân.

Nguồn bài viết: Những câu chuyện hay về kỹ năng giao tiếp



source https://giatricuocsong.org/nhung-cau-chuyen-hay-ve-ky-nang-giao-tiep/

Nhận xét